Phim tài liệu "một chiều" về người nổi tiếng có đáng lo ngại? - Nhịp sống showbiz

0888333123

Phim tài liệu “một chiều” về người nổi tiếng có đáng lo ngại?

Beyoncé không đề cập đến tranh cãi xung quanh quan điểm về LGBTQ của mình, Beckham phớt lờ tin đồn ngoại tình… khiến nhiều người cho rằng ngày càng nhiều bộ phim về người nổi tiếng né tránh sự thật.

Năm ngoái, công chúng đã được thưởng thức nhiều bộ phim tài liệu về người nổi tiếng như: Taylor Swift, Pamela Anderson, Brooke Shields, Sylvester Stallone, Coleen Rooney, Robbie Williams và thậm chí cả gia đình Beckhams. Đáng chú ý là bộ phim “Renaissance: A Film By Beyoncé” được phát sóng vào cuối tuần vừa qua, nữ ca sĩ thực hiện không chỉ vai trò ca sĩ mà còn là biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất, biến hành trình mới nhất của mình thành một bộ phim dài tập.

Phim tài liệu “một chiều” về người nổi tiếng né tránh sự thật?

Tuy nhiên, đây là cách kể chuyện không mấy “hay ho” về cuộc sống của người nổi tiếng. Bộ phim Harry và Meghan của Netflix được cho là tập trung vào câu chuyện tình yêu của cặp đôi “cựu hoàng gia” mà không nói đến cuộc hôn nhân đầu tiên của Meghan hay các thách thức mà họ đang đối mặt. Beckham lại tránh thẳng thắn đối diện với tin đồn ngoại tình hay tranh cãi về vai trò đặc biệt của mình tại World Cup ở  Qatar. Tương tự, “Renaissance: A Film By Beyoncé” không đề cập đến sự kiện tranh cãi xung quanh buổi biểu diễn của Beyoncé tại Dubai, quốc gia cấm đồng tính luyến ái, nơi cô được đồn đại nhận 24 triệu USD cho một buổi biểu diễn.

Phim tài liệu "một chiều" về người nổi tiếng - Ảnh 1.

Phim tài liệu nói về Beckham không “đả động” gì tới scandal ngoại tình trong quá khứ của anh. Ảnh: Netflix.

Thị trường đang tràn ngập các bộ phim tài liệu về người nổi tiếng tự nói về họ, thường chứa nội dung sai lệch một cách có chủ ý. Chủ yếu mục đích của các bộ phim thường nhắm tới lợi ích tài chính. Luke Hodson – người sáng lập Nerds Collective, một công ty tiếp thị dành cho giới trẻ, cho biết: “Chúng ta đang sống trong một thời kỳ đạo đức không được coi trọng và giá trị thương mại của người nổi tiếng lớn tới nỗi họ không bao giờ dám nói về bất cứ điều gì có nguy cơ khiến hình ảnh của họ bị vấy bẩn”.

Cùng với đó, người hâm mộ ngày càng tỏ rõ khao khát được chiêm ngưỡng cuộc sống của thần tượng. Điều này thể hiện rõ trong “Renaissance: A Film By Beyoncé”, liên tục là các cảnh người hâm mộ xô đẩy, chen lấn nhau, thậm chí vượt qua hàng rào an ninh, chỉ để nhìn thấy nữ ca sĩ. Beyoncé sau đó đi ra từ cánh gà, tay lau nước mắt vì xúc động.

Một số người nổi tiếng chọn chia sẻ câu chuyện của họ thông qua các ê-kíp độc lập, dẫn đến những sản phẩm trau chuốt, có chọn lọc. Một ví dụ là “Selena Gomez: My Mind & Me” của Apple TV+, sản phẩm này được đạo diễn bởi Alek Keshishian, người thực hiện bộ phim tài liệu “Truth or Dare” của Madonna năm 1991. Bộ phim tập trung vào hành trình của Selena Gomez với rối loạn lưỡng cực và trở thành một trong những người nổi tiếng vượt qua giai đoạn khó khăn, mang đến một cái nhìn rất gần gũi về cuộc sống của cô.

Phim tài liệu "một chiều" về người nổi tiếng - Ảnh 2.

Bộ phim không ngại “phơi bày” hành trình tình yêu của Harry và Meghan. Ảnh: Netflix

Ngược lại, “At Home With the Furys”, loạt phim Netflix về Tyson Fury, cho thấy một cái khá thô bạo về hành trình của võ sĩ quyền Anh với rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn lưỡng cực. Sự chân thành của vợ anh là Paris nhận được sự khen ngợi vì bộ phim mô tả chân thật về thách thức khi sống với một người có tâm trạng khó đoán trước. Tuy nhiên, thông tin tiết lộ sau đó cho thấy, Fury cảm thấy đoàn làm phim can thiệp quá sâu vào chuyện gia đình anh và thậm chí cố gắng trả tiền để họ để rời khỏi nhà, từ đó anh từ chối lời đề nghị từ Netflix cho các loạt phim sau này.

Julia Nottingham, người sáng lập Dorothy Street Pictures, công ty sản xuất “The Real Wagatha Story” của Coleen Rooney và “Pamela, a Love Story” của ngôi sao phim người lớn Pamela Anderson, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ câu chuyện của ngôi sao trước khi sản xuất phim. Cô nói: “Công việc của tôi không phải là khiến mọi người thích họ mà giúp mọi người hiểu họ. Nếu mọi người hiểu bạn thì họ sẽ tôn trọng bạn”.

Phim tài liệu "một chiều" về người nổi tiếng - Ảnh 3.

Beyoncé “phớt lờ” những cáo buộc quan điểm về LGBTQ của mình trong bộ phim mới nhất. Ảnh: IT.

Việc thiếu sự phê phán chân thực đối với các bộ phim tài liệu về người nổi tiếng không làm giảm sự hứng thú của khán giả. Bằng chứng là lượng tìm kiếm về David Beckham tăng đột ngột sau khi bộ phim của anh ra mắt và “Harry và Meghan” trở thành bộ phim tài liệu được xem nhiều nhất trên Netflix trong một tuần.

Tuy nhiên, đôi khi từ bỏ quyền kiểm soát câu chuyện mình như Selena Gomez và Tyson Fury trở nên dễ chạm tới cảm xúc của khán giả. Lớp vỏ danh vọng của người nổi tiếng bị lột bỏ, rọi sáng thực tế đen tối dưới ánh đèn sân khấu. Mặc dù cuộc sống của họ có thể không luôn hấp dẫn và dễ chịu, nhưng đó là sự thật, chứa đựng những khía cạnh xấu xí giống như cuộc sống của bất kỳ người nào khác. 

Theo báo : Dân Việt